Sự khác biệt giữa mạ Anodizing và Sơn tĩnh điện
1. Mạ Anodizing
Mạ anodizig hay còn gọi là anode hóa, là phương pháp xử lý bề mặt thông qua các quá trình điện hóa để tăng độ dày của lớp oxit tự nhiên trên bề mặt nhôm. Quá trình Anodizing giúp tăng độ cứng, độ bền, tăng giá trị thẩm mỹ cho nhôm, mang đến lớp bảo vệ hoàn hảo giúp chống laị các tác động xấu của thời tiết và các tác động cơ học mài mòn.
Ưu điểm của phương pháp mạ Anode:
- Nhôm Anode nhẹ và là nhôm không dẫn điện
- Liên kết của nhôm Anode không bị yếu đi bởi quá trình oxy hóa. Lớp “gỉ nhôm” được tạo ra sau quá trình oxy hóa vẫn là một phần kết cấu vĩnh cửu của nhôm nguyên bản và sẽ không chuyển sang dạng khác, hay dễ dàng bị mất đi do tác động cơ học.
- Nâng cao tính chịu mài mòn của lớp oxi hóa nhôm
- Nhôm Anode có thể được nhuộm màu để làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Nhờ độ bám dính tốt của lớp phủ anode nên màu sắc của vật liệu anode nhôm sau khi nhuộm rất bền vững với thời gian.
- Ngoài ra, nhôm Anode có màng oxi hóa điện hóa tự bôi trơn, làm giảm hệ số ma sát trên bề mặt nhôm, có tính chất cách điện tốt và tạo nhiều lỗ xốp không mày, dễ nhuộm màu cho nhôm.
2. Sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn sử dụng nguyên lý điện tử để tạo ra sự bám dính cho màng sơn. Hiểu một cách đơn giản hơn đó chính là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ. Trong đó, chất dẻo phổ biến sử dụng trong công nghệ sơn tĩnh điện chính là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng.
Ưu điểm của sơn tĩnh điện
- Sơn tĩnh điện có độ bám cao, độ bao phủ khoảng 70% bề mặt. Sau khi được gia nhiệt, phần trăm bao phủ bề mặt đạt cực đại, mang lại giá trị thẩm mỹ cao.
- An toàn với môi trường: thành phần sơn tĩnh điện không chứa hợp chất hữu cơ ảnh hưởng đến khí hậu và việc xử lý sau quá trình sử dụng.
- Bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi và sử dụng lại, cũng không cần sơn lót nên công nghệ sơn tĩnh điện giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.
- Khả năng chống lại tác hại của thời tiết cao, bề mặt nhôm thanh định hình của nhà máy nhôm Đô Thành được bảo hành lên đến 25 năm
- Nâng cao chất lượng sản phẩm và thời gian xử lý, được đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo độ bám dính
- Bảng màu đa dạng lên đến 20 màu sơn, dễ dàng lựa chọn phù hợp với nhiều lối kiến trúc.
3. Sự khác biệt giữa sơn tĩnh điện và mạ anodizing
Cả sơn tĩnh điện và anode hóa đều là phương pháp xử lý bề mặt tối ưu nhất hiện nay. Chúng có sự khác biệt sau:
Mạ Anodizing |
Sơn tĩnh điện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chính vì những sự khác biệt này mà nhôm mạ Anode và nhôm sơn tĩnh điện được ứng dụng khác nhau:
- Mạ Anode thường được ứng dụng trong các sản phẩm nhôm đòi hỏi khả năng chống mài mòn cao như thiết bị gia dụng, đồ nội thất, đồ thể thao, các link kiện oto, tàu, hàng không
- Nhờ ưu điểm màu sắc đa dạng cùng độ bền tuyệt vời, sơn tĩnh điện thường được ứng dụng trong các thiết bị gia dụng, cửa nội ngoại thất …
Tại nhà máy nhôm Đô Thành, uy tín và chất lượng luôn được chúng tôi đặt lên hàng đầu. Để được tư vấn và báo giá, xin liên hệ hotline 19000399 để được hỗ trợ trực tiếp.