5 phương pháp xử lý bề mặt nâng cao chất lượng sản phẩm Nhôm Thanh Định Hình

22/03/2022 - Tác giả: Grando
Xử lý bề mặt là một trong những công đoạn rất quan trọng trong quy trình sơn tĩnh điện, giúp bề mặt sơn mịn, sáng bóng và bền màu.

 

Hiện nay có khá nhiều phương pháp xử lý bề mặt nhôm trước khi sơn được sử dụng và tại Việt Nam các nhà máy sản xuất thường ứng dụng 5 công nghệ xử lý bề mặt với những đặc điểm, ưu điểm riêng biệt.

1. Công nghệ Cromate nhôm

Cromate nhôm là quá trình xử lý bề mặt nhôm trước khi tiến hành sơn tĩnh điện, bề mặt nhôm cần được làm sạch và loại bỏ những lớp màng không cần thiết trước khi sơn. Thực chất đây là một quá trình phản ứng hóa học trên bề mặt nhôm hay còn gọi là tạo lớp phủ chuyển đổi trên bề mặt nhôm. 
Lớp phủ này trên bề mặt nhôm trong quá trình Cromate nhôm có tác dụng:
- Bảo vệ bề mặt nhôm
- Tạo lớp có nhiều màu sắc khác nhau: vàng, xanh, không màu, vàng bảy màu
- Lớp phủ tạo thành các tinh thể xếp khít nhau, bền chắc (làm nền cho sơn tĩnh điện hay còn gọi là tạo chân bám cho sơn tĩnh điện)
- Lớp phủ bền, mịn khít tạo độ đàn hồi, bám chắc cho sơn tĩnh điện

Quy trình Cromate nhôm:

Bước 1: Tẩy dầu mỡ
+ Hóa chất: MC-03
+ Phương pháp: ngâm
+ Thời gian: 10 – 15 phút (tùy thuộc lượng dầu, mỡ bám trên bề mặt)
+ Hàm lượng: 3 – 8% (w/v) trong điều kiện nhiệt độ thường, không cần thêm chất xúc tác.
+ Sau khi bỏ nhôm ra khỏi chế phẩm tẩy rửa thì tiến hành rửa dưới nước sạch 2 lần liên tiếp, cứ để nước xả vào nhôm cho đến khi tràn bề.
+ Bỏ thanh nhôm định hình ra khỏi bể rửa nước, lau chui hoặc để khô là hoàn thành quá trình tẩy rửa dầu mỡ.
Bước 2: Định hình
+ Hóa chất: DH-500S4
+ Phương pháp: ngâm
+ Thời gian: 1 – 3 phút
+ Hàm lượng: 3 – 8% (w/v) trong điều kiện nhiệt độ thường, không cần thêm chất xúc tác.
+ Sau khi bỏ thanh nhôm ra khỏi bể định hình thì tiến hành rửa dưới nước sạch 2 lần liên tiếp
Bước 3: Cromate nhôm
+ Hóa chất: CR-323A (vàng đồng); CR-323B (bảy màu); CR-323E (Không màu)
+ Phương pháp: ngâm
+ Thời gian: 3 – 5 phút
+ Hàm lượng: 3 – 8% (w/v) trong điều kiện nhiệt độ thường, không cần thêm chất xúc tác.
Sau khi thấy xuất hiện lớp màng có màu vàng (hoặc bảy màu) trên bề mặt của nhôm thì đó chính là lớp màng cromate, là kết quả cần thu được từ quá trình này.
+ Khi đã thấy có màng màu vàng thì bỏ phôi nhôm ra và tiếp tục rửa lại bằng nước liên tiếp 2 lần.
Công nghệ Cromate nhôm là một trong những công nghệ xử lý bề mặt trước khi sơn tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay. Và đây cũng là công nghệ được nhà máy nhôm Đô Thành – một trong năm nhà máy sản xuất nhôm thanh định hình lớn nhất Việt Nam ứng dụng, nhằm đem lại chất lượng sản phẩm tốt nhất trước khi đến tay người tiêu dùng. 

phuong-phap-xu-ly-be-mat-nang-cao-chat-luong-san-pham-nhom-thanh-dinh-hinh

 

2. Xử lý bề mặt bằng phương pháp thủ công

Xử lý, làm sạch bề mặt nhôm bằng phương pháp thủ công có ưu điểm dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Có thể sử dụng các loại dụng cụ như dao cạo, bàn chải sắt hoặc giấy nhám, búa. 
Tuy nhiên, khi thực hiện xử lý bề mặt nhôm theo phương pháp này có thể gây ra ô nhiễm môi trường do bụi bẩn, độ ồn. Đặc biệt độ mịn, bộ nhám của bề mặt nhôm không được đồng đều dẫn đến tình trạng khó bền màu, bong tróc. 

3. Xử lý bề mặt bằng phương pháp cơ khí. 

Xử lý bề mặt bằng phương pháp cơ khí cũng được ứng dụng khá phổ biến hiện nay và bao gồm 4 phương pháp chính:
- Làm sạch bằng phương pháp dùng nhiệt: Công nghệ xử lý bề mặt nhôm dùng nhiệt chính là nhờ thiết bị tạo nhiệt để đốt cháy, được áp dụng khi làm sạch hầu hết lớp áo tôn, lớp sơn cũ, dầu mỡ, cặn, bụi… bám phía ngoài trên bề mặt kim loại. Phương pháp này có ưu điểm là dễ dàng sử dụng, làm sạch các lớp sơn cũ, dầu mỡ rất nhiều quả. Nhưng lại rất dể biến dạng choi tiết, hiệu quả không cao khi xử lý lớp gỉ. 
- Làm sạch bằng phương pháp dùng máy mài đĩa cát: Đĩa quay được đính dán bằng các hạt nhám, rồi mài vào những vị trí cần loại bỏ, các mảng gỉ sét nhỏ. Phương pháp này rất hiệu quả tuy nhiên chỉ áp dụng cho những vị trí góc cạnh, khó xử lý bằng phương pháp khác, khối lượng công việc ít. 
- Làm sạch bằng phương pháp phun nước áp lực cao: Phương pháp này dùng nước để tẩy sạch lớp sơn cũ, cặn bẩn, gỉ sét trên bề mặt kim loại với áp lực nước khoảng 1900 bar. 
- Làm sạch bằng phương pháp phun cát ướt: Hỗn hợp cát và nước được phun dưới áp suất cao, được ứng dụng để xử lý các mảng gỉ lớn, sơn cũ giày. 

4. Làm sạch bằng phương pháp điện hóa

Sử dụng dòng điện kết hợp với hóa chất tẩy dầu điện sẽ đem lại hiệu quả hơn. Việc áp dụng phương pháp này khi xử lý bề mặt kim loại giúp làm sạch kể cả các chi tiết nhỏ.

5. Làm sạch bằng phương pháp siêu âm

Sử dụng sóng siêu âm có tần số cao đề làm sạch bề mặt của kim loại cần tẩy rửa. Phương pháp này rất hiệu quả dùng để tẩy dầu các chi tiết nhỏ, nhiều góc cạnh mà các phương pháp khác không xử lý được. 
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn chọn lựa được phương pháo xử lý bề mặt phù hợp cho điều kiện của bạn.
 


Hỗ trợ trực tuyến
Số điện thoại
© Copyright - Nhà máy nhôm GRANDO
0.88489 sec| 2333.039 kb