CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI KHÓ KHĂN NGÀNH NHÔM

27/07/2020 - Tác giả: Grando
Hiệp hội Nhôm Việt Nam cũng thường xuyên bám sát, cung cấp thông tin cảnh báo danh sách sản phẩm trong ngành nhôm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế cho các nhà sản xuất nhôm trong nước. Qua đó, các doanh nghiệp nhôm có hướng điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu đến thị trường liên quan.
CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI KHÓ KHĂN NGÀNH NHÔM

Trước những khó khăn cả thị trường trong nước và nước ngoài, ngành Nhôm Việt Nam đã chủ động để ra các giải pháp vượt khó.

Khó khăn kép NGÀNH NHÔM

Theo thống kê từ Hiệp hội Nhôm Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh thương mại và XNK của ngành nhôm. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2020 của ngành nhôm trong nước đạt 280.000 tấn, giảm khoảng 40% (tương đương khoảng 150.000 tấn) so với sản lượng trung bình trước dịch. Tại thời điểm đỉnh cao điểm của dịch, hầu hết các doanh nghiệp chỉ hoạt động trạng thái cầm chừng. Kéo theo đó, lượng việc làm thống kê giảm 40%, tương đương khoảng 13.000 việc làm. Thu nhâp của người lao động giảm 30 – 50%. Gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người lao động. Tình trạng nghỉ làm do dịch, cắt giả lao động diễn ra liên tục gây xáo trộn thị trường lao động. Đặc biệt, từ giai đoạn nửa cuối tháng 3 đến đầu tháng 5/2020, nhu cầu xây dựng cần nhôm giảm mạnh. Sản lượng hàng tồn kho đầu tháng 5/2020 rất lớn, khoảng trên 62.000 tấn tương đương 4.500 tỷ đồng. Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn nhiều khó khăn. Phần lớn là do các doanh nghiệp ngành nhôm không thuộc đối tượng được Nhà nước hỗ trợ. Mức giảm lãi suất cho vay không đáng kể. Gói cho vay ưu đãi lãi suất 0% quy trình thực hiện phức tạp, hạn mức cho vay quá thấp so với nhu cầu của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, không có sự đồng nhất trong phương án thực hiện ở các ngân hàng. Hiện tại, dù thị trường nhôm đã cơ bản phục hồi. Sản lượng nhôm xây dựng của các nhà máy đã đạt đến 80% sản lượng trung bình năm 2019. Tình trạng hàng lậu, gian lận thương mại, hàng kém chất lượng, xuất xứ… đang diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, ngành nhôm trong nước còn đối mặt với nhiều vụ kiện tụng thương mại ở các nước.

Chủ động ứng phó với khó khăn ngành nhôm

Ngành nhôm trong nước đã chủ động lên kế hoạch ứng phó trước những khó khăn cả trong và ngoài nước. Từ năm 2018, trước thực trạng nhôm của Trung Quốc bán phá giá. đại diện ngành sản xuất nhôm trong nước đã có hồ sơ gửi Bộ Công thương yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc. Đến tháng 9/2019, Bộ Công thương đã ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc. Thep Hiệp hội nhôm Việt Nam, việc các doanh nghiệp Trung Quốc. bán phá giá diễn ra từ nhiều năm nay sản phẩm nhôm thanh định hình mã HS 7604. Cao điểm là từ năm 2017 đến nay. Hiện trạng này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho hầu hết các nhà máy sản xuất. nhôm thanh định hình trong nước. Dẫn đến công suất hoạt động trung bình năm 2019 của các. nhà máy đạt chưa đến 50% công suất thiết kế. Rất nhiều kế hoạch sản xuất trì trệ khiến cho doanh nghiệp sản xuất nhôm. thua lỗ nặng nề. Hàng nghìn người lao động mất việc làm. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá các sản phẩm nhôm HS 7604 của Bộ Công thương. là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp theo nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương quy định. Chiếu theo Điều 4 bộ Luật Ngoại thương “bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước. thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, gắn với quản lý nhập khẩu” và quy định của WTO.

Đánh giá tình hình chung

Với thị trường xuất khẩu, để ứng phó với các vụ kiện của các nước về phòng vệ thương mại và chống lẩn tránh thuế. các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội đã tích cực phối hợp. cung cấp thông tin hỗ trợ Cục Phòng vệ thương mại trong quá trình điều tra. Đồng thời, hàng quý, Cục Phòng vệ thương mại cũng có thông tin cảnh báo sớm đối với các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống trốn tránh thuế. Hiệp hội Nhôm Việt Nam cũng thường xuyên bám sát, cung cấp thông tin cảnh báo danh sách sản phẩm trong ngành nhôm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại. chống lẩn tránh thuế cho các nhà sản xuất nhôm trong nước. Qua đó, các doanh nghiệp nhôm có hướng điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu đến thị trường liên quan. Nguồn: Hiêp hội nhôm Việt Nam Nhôm Đô Thành với thương hiệu Grando đã đang và sẽ trở thành hậu phương vững chắc thúc đẩy và đưa nhôm Việt đứng vững trên thị trong nước và quốc tế.


Hỗ trợ trực tuyến
Số điện thoại
© Copyright - Nhà máy nhôm GRANDO
0.06011 sec| 2317.141 kb