CÔNG NGHIỆP ALUMIN VÀ NHÔM Ở VIỆT NAM - TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

30/05/2020 - Tác giả: Grando
“Cần có chiều sâu và tầm nhìn xa hơn về phát triển ngành công nghiệp Alumin và nhôm ở Việt Nam đến năm 2025 và 2030” là yêu cầu được Thủ tướng nhấn mạnh tại cuộc họp tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 245 của Bộ Chính trị về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 diễn ra sáng 16/4.
CÔNG NGHIỆP ALUMIN VÀ NHÔM Ở VIỆT NAM - TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

“Cần có chiều sâu và tầm nhìn xa hơn về phát triển ngành công nghiệp Alumin và nhôm ở Việt Nam đến năm 2025 và 2030” là yêu cầu được Thủ tướng nhấn mạnh tại cuộc họp tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 245 của Bộ Chính trị về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 diễn ra sáng 16/4.

Hiệu quả tổng thể của nền kinh tế – xã hội

Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, 2 dự án thí điểm đầu tư khai thác, chế biến quặng bauxite thành Alumin ở Tân Rai, Bảo Lộc, Lâm Đồng và Nhân Cơ ở Đắk Nông khởi công vào năm 2008 và 2010 bước đầu đã đạt hiệu quả về kinh tế. Mặc dù triển khai ở thời điểm có nhiều tranh luận khác nhau về khai thác và chế biến bauxite ở Tây Nguyên. Khi giá Alumin trên thị trường thế giới xuống thấp, nhưng từ năm 2017, các nhà máy Alumin đã bắt đầu có lãi sớm hơn 1 năm so với kế hoạch. Nhờ áp dụng các công nghệ hiện đại nên độ tinh khiết của Alumin đạt cao hơn thiết kế, mức tiêu hao năng lượng ít. Cả hai nhà máy đều thực hiện đúng pháp luật về ngân sách, thuế và phí. Đồng thời đã cơ bản trả xong vốn vay và lãi vay ngân hàng. Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam khẳng định, nếu giá Alumin thế giới xuống thấp từ 12%-17% thì cả hai dự án vẫn có hiệu quả kinh tế.

Thảo luận về vấn đề công nghiệp Alumin và nhôm ở Việt Nam

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, 2 dự án trên cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện xong đề án thăm dò quặng bauxit. Theo đó, 2 dự án cơ bản thỏa mãn những yêu cầu về bảo vệ môi trường, trong đó hệ số an toàn hồ bùn đỏ được nâng lên gấp 3 lần, việc hoàn thổ và trồng rừng ngay sau khi khai thác được thực hiện đúng theo yêu cầu. Chủ đầu tư cũng đã xây dựng các nhà máy điện đảm bảo cung cấp điện cho 2 nhà máy. “Với kết quả ghi nhận từ 2 dự án, lần đầu tiên Việt Nam cơ bản làm chủ công nghệ sản xuất Alumin với nguồn nhân lực trẻ, đồng thời thu hút được nhà đầu tư để bước đầu hình thành ngành công nghiệp Alumin và luyện nhôm ở Việt Nam” – Thứ trưởng nhận định. Một vấn đề quan trọng nữa là khi 2 dự án hoạt động, việc bảo tồn giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên và an ninh quốc gia, an toàn quốc phòng vẫn được bảo đảm. Thu nhập của người dân địa phương tăng cao, trung bình từ 17 triệu đồng/năm trước năm 2007, đến nay đã lên tới 65 triệu đồng/năm.

Như vậy:

Có thể khẳng định, sau 10 năm thực hiện thí điểm 2 dự án khai thác và chế biến bauxite Tân Rai và Nhân Cơ cho thấy, đây là chủ trương đúng đắn của đảng và nhà nước, mang lại hiệu quả tổng thể cả về kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, góp phần quan trọng vào việc thay đổi bộ mặt của Tây Nguyên theo nguyên tắc khai thác hiệu quả tiềm năng của vùng này. Đánh giá đúng tiềm năng, gắn với cung cầu thị trường. Hiệu quả của 2 dự án cũng cho nhiều kinh nghiệm quý báu về chủ động trong truyền thông chính sách, phát huy trách nhiệm giải trình và vai trò giám sát của nhân dân. Bên cạnh đó là bài học về đánh giá đúng dựa trên cơ sở khoa học về tiềm năng và cung cầu thị trường của một số ngành. Từ kết quả trên, cần tính đến kế hoạch, cũng như huy động các nguồn lực xã hội để phát triển ngành công nghiệp Alumin và nhôm của Việt Nam có khả năng cạnh tranh.

Nhận định từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến từ lãnh đạo các bộ, ngành, nhất là ý kiến của tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông để hoàn thiện báo cáo và thay mặt Ban cán sự Đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị. Thủ tướng cũng yêu cầu, trong tương lai nếu phát triển ngành công nghiệp Alumin và nhôm trên cơ sở của 2 nhà máy này, thì phải gắn với thị trường, bảo đảm hiệu quả kinh tế, vì luyện nhôm thường phải có nhiều điện. Theo đó, cần huy động các doanh nghiệp tiềm lực ở nhiều thành phần khác tham gia đầu tư vào các dự án. “Bên cạnh đó, phải nghiên cứu phát triển các phương thức vận tải ngoài đường bộ từ các nhà máy ở Tây Nguyên xuống các cảng biển, đi cùng với ứng dụng công nghệ mới để xử lý bùn đỏ”- Thủ tướng lưu ý.Thủ tướng chỉ rõ, trong báo cáo cần toàn diện, có chiều sâu và tầm nhìn xa hơn về phát triển ngành công nghiệp Alumin và nhôm ở Việt Nam đến năm 2025 và 2030. Vì trên thực tế, 2 dự án thí điểm khai thác bauxit và chế biến Alumin Tân Rai và Nhân Cơ đã có đóng góp nhất định cho kinh tế của đất nước, thu hút được nhà đầu tư vào lĩnh vực luyện nhôm, từ đó thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế tạo cơ khí, thiết bị và hóa chất phụ trợ. “Các dự án này có đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tây Nguyên những năm gần đây, tiền đề để tính tới việc mở rộng khai thác và chế biến bauxit ở Tây Nguyên khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt”- Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng gợi mở thêm, để phát triển bền vững ngành công nghiệp Alumin và luyện nhôm, phải đặc biệt quan tâm tới bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Nhất là bảo vệ môi trường sống của đồng bào Tây Nguyên bao gồm núi rừng, nước, không khí và không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc ít người. Nguồn: báo công thương

Công ty CP Nhôm Đô Thành

Là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong ngành nhôm, từ thuở ban sơ với bước chân chập chững đầu tiên bước vào nghề. Đó là những bước chân của khoa học kỹ thuật và lòng nhiệt huyết của những con người mang khát vọng kiến tạo tương lai, chinh phục những tầm cao mới. Với sự sáng tạo và không ngừng đổi mới, Đô Thành đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chất lượng sản phẩm và khẳng định tầm vóc thương hiệu. Đô Thành luôn mong muốn mang những sản phẩm nhôm thanh định hình chất lượng nhất làm hài lòng tất cả không những thị trường Việt Nam mà còn vươn ra tầm thế giới. L/h với chúng tôi: 0917.522.222 Xem thêm: Những điều cần biết về đặc điểm nhôm Xingfa hiện nay


Hỗ trợ trực tuyến
Số điện thoại
© Copyright - Nhà máy nhôm GRANDO
0.02323 sec| 2332.945 kb